Gọi Ngay: 0938 241 247 (Zalo)
Email: accountant@giavan.vn

Cách bảo dưỡng máy photocopy

Test máy photocopy

– Xác định nguồn cấp cho máy (120V hoặc 220V)

– Test total counter của máy

– Đánh giá tình trạng vật tư hao mòn của máy bao gồm:

  • Trống
  • Gạt mực
  • Belt
  • Lô sấy
  • Lô ép
  • Bột từ
  • Giấy lau lô sấy
  • Mực…
  • Lưới cao áp
  • Dây cao áp

– Đánh giá chất lượng của Main điện tử, TD mực ( bao gồm: TD đọc mực từ ống mực, TD đọc mực trong máng từ ).

– Đánh giá được hệ thống cơ cấu chuyển động của máy photo bao gồm: hệ thống bánh găng, bi, bạc, băng tải, con lăn kéo giấy.

Các bước bảo dưỡng máy photocopy

– Vệ sinh phần thân máy yêu cầu: hút sạch bụi bẩn, mực thừa,… bám lên sắt si của máy.

– Vệ sinh hệ thống gương quang học (gồm có: dàn Scan, Lazer).

– Vệ sinh cụm trống

– Vệ sinh cụm từ: cần sàng lại bột từ và cân lại lượng từ còn lại đảm bảo theo quy định của từng dòng máy.

– Vệ sinh cụm kéo giấy: thực hiện rửa sạch toàn bộ con lăn kéo giấy.

– Vệ sinh bo mạch điện tử: làm các chân của linh kiện điện tử.

* Đặc biệt chú ý: Cần ưu tiên số 1 đối với hệ thống cơ cấu chuyển động của máy, cụ thể làm sạch và vận hành êm, nhẹ toàn bộ bánh găng, bi, bạc (không cho phép suất hiện tiếng kêu bất thường).

Các bước trước khi đóng gói máy photocopy

Thực hiện các bước sau:

– Test hệ thống cơ khí (thể hiện qua tỉ lệ jam giấy, tiếng ồn…).

– Test ADF (thể hiện qua tính cân đối của bản copy so với bản gốc…).

– Test màn hình cảm ứng, các phím điều khiển, HDD, RAM (gồm: phím số, phím chức năng…).

– Kiểm tra bộ phận cấp mực của máy đảm bảo lượng mực cấp ổn định trong khoảng thời gian dài máy đang copy.

– Kiểm tra bộ phận giấy lau lô sấy hoạt động tốt.

– Test chất lượng bản copy được in ra đảm bảo yêu cầu: mức độ đen của chữ, độ trắng của nền giấy…

– Sử dụng nước ômô, cana, sumo, extra (RV7, X5)… làm sạch phần vỏ máy.

– Test cổng in.

– Test bản print counter đặt lên trên máy.

– Quấn máy và ký tên người thực hiện bảo dưỡng máy.